Các quy định về sử dụng con dấu cần biết

Con dấu cho công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh rất quan trọng và chịu giá trị pháp lý trong việc đóng dấu lên các hợp đồng, chứng từ, văn bản quan trọng. Vì vậy, các hành vi sử dụng con dấu được pháp luật quy định rất rõ trong điều 6, chương I, nghị định 99/2016/NĐ-CP.

Vì vậy mọi người nên tìm hiểu về những hành vi bị cấm dưới đây để tránh những việc liên đới khi sử dụng con dấu, văn bản quy định dưới đây quy định cho con dấu tròn, mực đỏ theo quy định.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng con dấu

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
  2. Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
  3. Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.
  4. Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
  5. Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
  6. Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
  7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
  8. Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.
  9. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
  10. Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.
  11. Không chấp hành việc kiểm tracon dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tracủa cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
  12. Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  13. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan, công ty, cá nhân khi sử dụng con dấu

Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng con dấu

  1. Chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu và ban hành quy định vềquản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.
  2. Đăng ký mẫu con dấu và thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng.
  3. Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
  4. Giao nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng kýmẫu con dấu thuộc các trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
  5. Con dấu phải được quản lý chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức; chỉ chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được quyết định việc mang con dấu ra ngoài trụ sở để sử dụng giải quyết công việc.
  6. Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật.
  7. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, trong thời hạn 02 ngày kể từ khi phát hiện mất con dấu thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.
  8. Cơ quan, tổ chức bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, giấyphép hoạt động hoặc bị tạm đìnhchỉ, đình chỉ hoạt động phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu theo quy định.
  9. Con dấu đang sử dụng bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc có thay đổi tổ chức, đổi tên thì phải thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu, nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng kýmẫu con dấu.
  10. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng kýmẫu con dấu. Trường hợp bị hỏng phải thực hiện thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
  11. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi cần phải giữ lại con dấu hết giá trị sử dụng đểphục vụ công tác lưu trữ, nghiên cứu lịch sử phải có vănbản gửi Bộ Nội vụ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
  12. Việc in mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước để phục vụ công tác phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đó.

Để có thể hiểu rõ hơn các quy định về con dấu, bạn đọc có thể tham khảo từ các công ty luật hoặc các văn bản của nghị định 99/2016/NĐ-CP về con dấu, làm con dấu, khắc con dấu, bảo quản con dấu. Khi khắc dấu nên lựa chọn những công ty, cơ sở khắc dấu uy tín, chất lượng để tránh hư hỏng khi sử dụng sẽ khó khăn hơn khi phải cấp lại, làm mới.